Hiện tượng bù dư công suất và tác hại của nó
Tóm tắt nội dung
Thế nào là bù phản kháng dư ? Bù dư nghĩa là khi phụ tải cần tiêu tốn một lượng A (kVar). Để tiến hành vận hành hoạt động thì lúc này. Tủ bù của chúng ta lại xả một lượng B( kVAr). Khi đó lượng này sẽ chuyển ngược về nguồn điện. Có thể nói nôm na nghĩa là cung vượt cầu. Cung thì ít cầu thì nhiều.
Khi tiến hành thiết kế tủ tụ bù. Nếu không cẩn thẩn tính một cách chính xác với công suất phản kháng mà các máy móc xí nghiệp tiêu thụ. Sẽ dẫn đến tình trạng xả vào lưới điện lượng phản kháng thừa, gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp
1. Tác hại của bù dư là gì ?
Nó là hai mặt của vấn đề, thiếu không được thừa cũng chẳng xong, khi thiếu thì chúng ta đã rõ , nhưng nếu chúng ta bù thừa, hay thừa quá nhiều nó còn gây nhiều thiệt hại hơn về kỹ thuật độ an toàn của thiết bị, cũng như tốn kém về kinh tế, chúng ta mất một khoản tiền lớn để sửa chữa bào trì thiết bị do hiện tượng bù dư gây ra .
2. Tác hại đối với lưới điện công nghiệp
Có bao giờ các bạn thắc mắc sở điện lực quy định hệ số công suất dưới 0.9 thì bị phạt theo từng cấp chi tiết rõ ràng chính xác đến 0.01
Hệ số bù công suất phản kháng do EVN
Vậy còn lớn hơn 0.9 mặc định là tốt, thoát án phạt mà không biết cụ thể như thế nào. Có một bạn nói với tôi rằng anh ơi, tại sao không bù lên 1 cho chắc ăn đỡ phải nghĩ nhiều, thực tế không phải vậy các bạn ạ.
Nghĩa là chúng ta cũng chỉ cần bù dao động quang 0.9 theo quy định của EVN, khi hệ số cos phi lớn hơn tiến gần đến 1 hiệu quả bù bắt đầu giảm, chúng ta phải đầu tư tủ bù to hơn, trang thiết bị nhiều hơn, nhưng bù lại chúng ta nhận lợi ích rất ít, hầu như không có.
3. Hiện tượng quá áp trên đường dây gây nên bởi hiện tượng bù dư
Chúng ta biết rằng bản chất của tụ điện là nạp-xả, quá trình này diễn ra một cách liên tục làm tăng điện áp.Và điều đặc biệt là khi bù dư ở chế độ chạy không tải, vẫn có tổn hay trên dây dẫn và các tổn hao không tải khác, và xuất hiện công suất hữu công trên dây dẫn , đồng hồ đo điện vẫn quay.
Với mục đích lắp tủ bù để cải thiện chất lượng điện năng, nhưng nếu không được tính toán một cách chính xác, thì việc bù dư lại ngược lại, nó làm điện áp tăng cao một cách đột ngột khi công suất tải thất thường, dẫn đến những thiết bị còn lại trong hệ thống sẽ bị quá áp, trong thời gian lâu sẽ cháy cách thiết bị, vậy có thể nói chất lượng điện giảm đi rất nhiều khi chúng ta bù dư . Vì vậy trong quá trình lên phương án thiết kế tụ bù , các kỹ sư phải tính toán một cách hợp lý, lựa chọn phương pháp bù nền và bù động kết hợp hài hòa với nhau theo từng yêu cầu cụ thể.
4. Bù dư gây ra hiện tượng gì ?
Theo như lý tưởng , nếu chất điện môi cách điện một cách hoàn toàn thì bản thân tụ điện không tiêu thụ năng lượng, nhưng trong thực tế, nó vẫn có điện trở rất nhỏ, và có dòng rò, nên vẫn tiêu thụ năng lượng, xét về lâu dài cũng nó cũng tiêu thụ một lượng điện đáng kể.
Như chúng ta đã biết thành phần hữu công , năng lượng này biến thành công có ích phục vụ mục đích của chúng ta như , bơm nước, quay động cơ. Thành phần vô công , chủ yếu do các tải có tính cảm, tính dung gây ra, thành phần này luôn xả nạp điện trên điện lưới, làm tăng tổn hao trên điện trên đường dây.
5. Mục đích lắp tủ bù để làm gì ?
Mục đích ta lắp tủ bù để triệt tính cảm do các động cơ gây ra. Vì vậy muốn giảm thành phần vô công về không thì. Chúng ta phải tính toán Cân bằng giữa tính cảm và tính dung của mạng điện. Và nếu bù thiếu ,hay thừa phản kháng đều gây tác dụng như nhau đó là kéo cos phi xuống thấp, làm giảm chất lượng điện. Khi bù dư , cos phi trở về âm, lúc đó không những gây ra tổn hao năng lượng điện. Mà còn gây ra hỏng hóc thiết bị thiệt hại về kinh tế do hiện tượng quá áp của lưới điện.
Thường các máy bơm được dùng cao điểm vào những ngày mưa lũ, hoặc cứu hạn. Họ cứ nghĩ tủ tụ bù không tiêu thụ điện năng. Nên chỉ tắt máy bơm mà không tắt tụ bù khi không dùng. Vậy là đồng hồ vẫn quay đều đều như chiếc nón kì diệu. Sau một tháng lượng điện cũng đáng kể, từ đó mới rút ra kinh nghiệm cho mình. Người ta bảo mất tiền mới khôn ra được. Không phải cái gì cũng tuyệt đối, may mà còn dùng tụ xịn.
6. Hiện tượng cộng hưởng gây nên bởi bù dư
Trong lý thuyết chúng ta muốn bù hệ số công suất lên bằng 1. Nhưng thực tế không phải vây. Khi bù lên bằng một , hệ thống xảy ra hiện tượng cộng hưởng xuất hiện sóng hài bậc cao với tần số gấp 3.5.7 lần tần số cơ bản. Tần số cao gây hiện tượng rung động điện từ làm rung lắc các tiếp điểm của các thiết bị đóng cắt. Làm giảm tuổi thọ của thiết bị. Sóng hài gây tỏa nhiệt làm nóng các thiết bị
Vấn đề làm giảm triệt để sóng hài gần như là không thể. Nên xác định bù hệ số cos phi, chúng ta cũng cân nhắc làm sao cho phù hợp nhất. Đem lại hiệu quả kinh tế cũng như tránh được tác hại của sóng hài gây ra. Tăng tuổi thọ của thiết bị.
Bài cùng chủ đề