Trang chủ » Kiến thức » Tiêu chuẩn An Toàn Điện TCVN 3256-1979 | Thuật Ngữ Và Định Nghĩa
Tiêu chuẩn An Toàn Điện TCVN 3256-1979 | Thuật Ngữ Và Định Nghĩa
Tóm tắt nội dung
TCVN 3256: 1979 do Viện Nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật và Bảo hộ Lao động biên soạn; Cục Tiêu chuẩn trình duyệt; Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) ban hành.
Số hiệu | TCVN 3256-1979 |
---|---|
Năm phát hành | 1979 |
Lời nói đầu
Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.TCVN 3256: 1979 do Viện Nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật và Bảo hộ Lao động biên soạn; Cục Tiêu chuẩn trình duyệt; Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) ban hành;
Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
Tiêu chuẩn này qui định những thuật ngữ và định nghĩa cơ bản trong lĩnh vực an toàn điện, để dùng trong khoa học kỹ thuật và sản xuất.
Một số thuật ngữ trong tiêu chuẩn này có thuật ngữ vắn tắt được ghi trong ngoặc đơn bên dưới thuật ngữ tiêu chuẩn. Những thuật ngữ vắn tắt có thể dùng trong các trường hợp không gây nhầm lẫn.
An toàn điện – Thuật ngữ và định nghĩa (Electrical Safety – Terms and Definitions)
Tiêu chuẩn này qui định những thuật ngữ và định nghĩa cơ bản trong lĩnh vực an toàn điện, để dùng trong khoa học kỹ thuật và sản xuất.
Một số thuật ngữ trong tiêu chuẩn này có thuật ngữ vắn tắt được ghi trong ngoặc đơn bên dưới thuật ngữ tiêu chuẩn. Những thuật ngữ vắn tắt có thể dùng trong các trường hợp không gây nhầm lẫn.
1. An toàn điện (Electrical safety): Tình trạng của thiết bị không gây ra sự nguy hiểm về điện đối với người lao động.
2. Kỹ thuật an toàn điện: Hệ thống các biện pháp tổ chức và kỹ thuật, các phương tiện nhằm bảo vệ người khỏi bị tai nạn điện.
3. Tai nạn điện (The electrical traumatism): Tác động có hại và nguy hiểm của dòng điện, hồ quang điện trường điện từ và tĩnh điện lên cơ thể người.
4. Chấn thương điện (The electrical trauman): Tai nạn do tác động của dòng điện và hồ quang điện lên cơ thể người.
5. Thiết bị điện (The electrical equipment): Thiết bị sản xuất hoặc biến đổi, truyền dẫn, phân phối, tiêu thụ năng lượng điện.
6. Chạm điện ra vỏ (Electrical closure to case): Hiện tượng nối điện giữa phần mang điện với phần kim loại bình thường không mang điện của thiết bị điện khi có sự cố.
7. Chạm điện với đất (Electrical closure to earth): Nối điện không cố ý giữa phần mang điện với đất hoặc với các phần kim loại bình thường không mang điện và không cách điện với đất.
8. Dòng điện chạm đất (The closure to earth current): Dòng điện chạy qua chỗ chạm đất.
9. Vùng tản của dòng điện chạm đất (Zone of the spreading the closure to earth current): Vùng đất mà ngoài phạm vi đó điện thế do dòng điện chạm đất gây nên có thể coi bằng không.
10. Điện áp so với đất (The voltage to earth): Điện áp so với một điểm nào đó của đất nằm ngoài vùng tản của dòng điện chạm đất.
11. Điện áp chạm (The contact voltage): Điện áp tác động lên cơ thể người khi chạm đồng thời vào hai điểm của mạch điện.
12. Điện áp bước (The step voltage): Điện áp giữa hai điểm cách nhau một bước trong vùng tản của dòng điện chạm đất.
13. Chạm một pha (The single – phase contact): Chạm vào một pha có điện của thiết bị điện.
14. Chạm một cực (The single – pole contact): Chạm vào một cực có điện của thiết bị điện.
15. Chạm hai pha (The two – phase contact): Chạm đồng thời vào hai pha có điện của thiết bị điện.
16. Chạm hai cực (The two – pole contact): Chạm đồng thời vào hai cực có điện của thiết bị điện.
17. Dòng điện cảm giác (The sensible current): Dòng điện khi chạy qua cơ thể gây kích thích cảm giác được.
18. Dòng điện co giật (The inrelease current): Dòng điện khi chạy qua cơ thể gây co giật cơ tay không thể tự buông dây dẫn ra.
19. Dòng điện rung tim (The heart fibrillation current): Dòng điện khi chạy qua cơ thể gây rung tim.
20. Dòng điện ngưỡng cảm giác (The sensible threshold current): Trị số nhỏ nhất của dòng điện cảm giác.
21. Dòng điện ngưỡng co giật (The inrelease threshold current): Trị số nhỏ nhất của dòng điện co giật.
22. Dòng điện ngưỡng rung tim (The heart – fibrillation threshold current): Trị số nhỏ nhất của dòng điện rung tim.
23. Bảo vệ chống chạm điện (Protection against the electrical contact): Biện pháp phòng ngừa chạm điện hoặc đến gần vùng nguy hiểm của phần mang điện.
24. Nối đất bảo vệ (The protective earthing): Nối điện chủ ý các phần kim loại bình thường không mang điện nhưng có thể xuất hiện điện áp với đất hoặc vật tương đương với đất.
25. Nối không (Protection multiple earthing): Nối điện chú ý các phần kim loại bình thường không mang điện nhưng có thể xuất hiện điện áp với dây không.
26. Dây không (Earthed neutralconductor): Dây nối với điểm trung tính nguồn có nối đất trực tiếp.
27. Cắt điện bảo vệ (The protective disconnection): Phương pháp bảo vệ tự động, cắt nhanh mạch điện dẫn tới thiết bị điện khi xuất hiện nguy hiểm cho người.
28. Cách ly mạng điện (Separation of the network): Sự phân chia mạng điện thành phần riêng không có liên quan về điện giữa chúng bằng biến áp cách ly.
29. Biến áp cách ly (Isolating transformer): Biến áp đặc biệt dùng để cách ly tải khỏi mạng điện.
30. San bằng điện thế (The potential equalization): Phương pháp giảm điện áp chạm và điện áp bước.
31. Điện áp nhỏ (The low voltage): Điện áp danh định không lớn hơn 36 vôn được dùng trong mạch điện để giảm sự nguy hiểm của tai nạn điện.
32. Khóa liên động (The interlocking): Thiết bị hoặc cơ cấu trong đó ứng dụng các phương pháp liên kết cơ, quang, từ hoặc điện để giữ các bộ phận trong một thiết bị hoặc các thiết bị trong một hệ thống ở trạng thái cần khống chế.
33. Cách điện làm việc (The operating insulation): Cách ly về điện các phần mang điện của thiết bị điện để đảm bảo làm việc bình thường và phòng ngừa tai nạn điện.
34. Cách điện phụ (The complementary insulation): Cách điện bổ sung cho cách điện làm việc để phòng ngừa tai nạn điện trong trường hợp hư hỏng cách điện làm việc.
35. Cách điện kép (The double – larger insulation): Cách điện gồm cả cách điện làm việc và cách điện phụ.
36. Cách điện tăng cường (The reinforced insulation): Cách điện làm việc được cải tiến để đảm bảo mức độ phòng ngừa tai nạn điện như cách điện kép.
37. Phương tiện phòng ngừa tai nạn điện (The electric protection facilities): Các phương tiện bảo vệ người làm việc với thiết bị điện nhằm phòng ngừa tai nạn điện.
Bài cùng chủ đề