IAEA, NEA, INRA, WANO, WNA – Điều phối quốc tế về hạt nhân

Danh mục bài viết

1. Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế – IAEA

Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế với tên viết tắt IAEA (International Atomic Energy Agency) là tổ chức quốc tế tối cao nhất trong lĩnh vực hạt nhân, có trụ sở đặt tại Vienna, Áo. Cơ quan này được thành lập ngày 29 tháng 7 năm 1957 như một tổ chức “Nguyên tử vì hòa bình” (Atoms for Peace) trong Liên hiệp quốc, với mục đích đẩy mạnh việc sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình và ngăn chặn việc sử dụng năng lượng nguyên tử trong mục đích quân sự.

IAEA giờ đây được coi là một tổ chức liên chính phủ độc lập, hoạt động theo nguyên tắc đồng thuận, chịu sự điều khiển của hai thực thể hoạch định chính sách chính đó là Hội đồng Giám đốc (Board of Governors) với 35 thành viên và Đại hội đồng (General Conference) gồm tất cả các quốc gia thành viên. IAEA hiện nay có 151 thành viên, phần lớn đều là các quốc gia thuộc Liên hiệp quốc.

IAEA là một tổ chức độc lập không chịu sự điều khiển trực tiếp của Liên hiệp quốc, nhưng cơ quan này có trách nhiệm báo cáo lên Đại hội đồng và Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc. Cơ cấu và chức năng của cơ quan này được quy định bởi điều lệ và tuyên bố sáng lập tổ chức.

Ba lĩnh vực hoạt động chính của IAEA bao gồm: An toàn và an ninh, khoa học và công nghệ, và gìn giữ an toàn và thẩm tra. IAEA là một diễn đàn liên chính phủ về hợp tác khoa học và kỹ thuật trong sử dụng công nghệ hạt nhân và năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình.

Các chương trình của IAEA khuyến khích phát triển các ứng dụng hòa bình của công nghệ hạt nhân, tạo ra các biện pháp gìn giữ quốc tế chống lại việc sử dụng sai mục đích đối với công nghệ và vật liệu hạt nhân, và thúc đẩy an toàn hạt nhân (bao gồm cả chống phóng xạ) và thành lập các tiêu chuẩn về an toàn hạt nhân và giám sát thực hiện chúng.

IAEA

Tuyên bố sứ mệnh của IAEA:

  • Là tổ chức liên chính phủ độc lập dựa vào khoa học và công nghệ, nằm trong hệ thống Liên hiệp quốc, phục vụ tiêu điểm toàn cầu về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hạt nhân;
  • Giúp đỡ các quốc gia thành viên, trong bối cảnh các mục tiêu kinh tế xã hội, về lập kế hoạch hóa và sử dụng khoa học và công nghệ hạt nhân cho các mục đích hòa bình khác nhau, trong đó có sản xuất điện và tạo điều kiện thúc đẩy chuyển giao công nghệ và tri thức theo phương thức bền vững đối với các quốc gia thành viên đang phát triển;
  • Phát triển các tiêu chuẩn an toàn hạt nhân và dựa trên các tiêu chuẩn đó thúc đẩy việc đạt được và duy trì mức độ an toàn cao trong các ứng dụng năng lượng hạt nhân, cũng như bảo vệ sức khỏe con người và môi trường chống bức xạ iôn hóa;
  • Thẩm tra thông qua hệ thống thanh tra của mình để đảm bảo rằng các quốc gia tuân thủ theo đúng các cam kết của mình, tuân theo Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân và các hiệp ước phi phổ biến khác, chỉ sử dụng các vật liệu và phương tiện hạt nhân cho các mục đích hòa bình.

Chức năng:

  • Khuyến khích và trợ giúp nghiên cứu, phát triển và ứng dụng thực tiễn và sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình trên phạm vi toàn thế giới; và đóng vai trò trung gian đối với các mục đích đảm bảo tiến hành các dịch vụ cung cấp nguyên liệu, thiết bị hay phương tiện bởi một quốc gia thành viên cho quốc gia khác và thực hiện bất cứ hoạt động hay dịch vụ hữu ích nào đối với nghiên cứu, phát triển hay áp dụng thực tiễn năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình;
  • Chuẩn bị đầy đủ dự phòng, theo đúng điều lệ, về nguyên vật liệu, dịch vụ, thiết bị và phương tiện để đáp ứng các yêu cầu nghiên cứu, phát triển và áp dụng thực tiễn năng lượng nguyên tử vì các mục đích hòa bình, bao gồm cả sản xuất điện, với sự cân nhắc thích đáng đối với nhu cầu của các vùng kèm phát triển của thế giới;
  • Thúc đẩy trao đổi thông tin khoa học và kỹ thuật về sử dụng hòa bình năng lượng hạt nhân; khuyến khích trao đổi đào tạo các nhà khoa học và chuyên gia trong lĩnh vực sử dụng hòa bình năng lượng nguyên tử;
  • Thiếp lập và thực hiện các biện pháp bảo vệ được thiết kế để đảm bảo rằng các vật liệu phân hạch có thể phân hạch, các dịch vụ, thiết bị, phương tiện và thông tin cung cấp bởi cơ quan hay theo yêu cầu, do cơ quan giám sát hay kiểm soát không được sử dụng làm phương thức để xúc tiến bất cứ một mục đích quân sự nào; áp dụng các biện pháp bảo vệ, theo yêu cầu của các bên, đối với các thỏa thuận song phương hay đa phương, hay theo yêu cầu của quốc gia đối với bất cứ hoạt động nào của một quốc gia trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử;
  • Thành lập hoặc thông qua, có tham khảo và hợp tác với các cơ quan có thẩm quyền của Liên hiệp quốc và với các cơ quan chuyên môn liên quan để xây dựng các tiêu chuẩn về an toàn bảo vệ sức khỏe và giảm thiểu tối đa các nguy cơ đối với đời sống và tài sản (kể cả các tiêu chuẩn về điều kiện lao động) và tạo điều kiện áp dụng các tiêu chuẩn đó;

Ở tầm quốc tế, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế hợp tác với các nước thành viên và các đối tác trên toàn thế giới để thúc đẩy các công nghệ hạt nhân an toàn, tin cậy và hòa bình. IAEA cung cấp một hệ thống các tiêu chuẩn an toàn hạt nhân, bao gồm các nguyên tắc bảo vệ và an toàn cơ bản, các yêu cầu và hướng dẫn đảm bảo an toàn vận hành nhà máy điện hạt nhân.

Các tiêu chuẩn an toàn của IAEA phản ánh một sự đồng thuận quốc tế về việc gìn giữ một mức độ an toàn cao để bảo vệ con người và môi trường tránh khỏi những tác động có hại của bức xạ iôn hóa. Các tiêu chuẩn an toàn của IAEA áp dụng đối với toàn bộ vòng đời của các phương tiện và các hoạt động được sử dụng cho các mục đích hòa bình và cho các hành động bảo vệ nhằm làm giảm những nguy cơ phóng xạ tồn tại.

Các tiêu chuẩn an toàn của IAEA bao gồm ba hạng mục:

Các quy tắc cơ bản: Cho thấy mục tiêu và các nguyên tắc cơ bản về bảo vệ và an toàn được coi là cơ sở cho các yêu cầu về an toàn. Các yêu cầu về an toàn là một bộ các yêu cầu cần đáp ứng để đảm bảo cho sự bảo vệ con người và môi trường, cả hiện tại và trong tương lai.

Các hướng dẫn về an toàn cung cấp các hướng dẫn và khuyến cáo về việc làm thế nào để tuân thủ theo các yêu cầu về an toàn, chỉ ra một sự nhất trí quốc tế cao rằng điều cần thiết là phải có các biện pháp đã được khuyến nghị (hoặc các biện pháp thay thế tương đương). Các hướng dẫn an toàn đưa ra những kinh nghiệm quốc tế và nó phản ánh những kinh nghiệm tốt nhất trong vận hành năng lượng nguyên tử, giúp người sử dụng đạt được mức độ an toàn cao nhất.

Kể từ sau khi xảy ra thảm họa hạt nhân Chernobyl năm 1986, sự chú trọng của thế giới đến an toàn hạt nhân đặc biệt gia tăng, các quốc gia có năng lượng hạt nhân đều nhất trí rằng việc thiết kế và áp dụng các quy định về an toàn và an ninh hạt nhân là điều kiện thiết yếu đối với việc sử dụng an toàn năng lượng hạt nhân và các công nghệ liên quan, cả ở hiện tại và trong tương lai, và đây là điều kiện tiên quyết đầu tiên để đạt được an ninh năng lượng hạt nhân toàn cầu và sự phát triển bền vững toàn cầu.

2. Cơ quan Năng lượng Hạt nhân (Nuclear Energy Agency – NEA)

NEA là cơ quan đa quốc gia liên chính phủ, trực thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD). Cơ quan này, được thành lập năm 1958 với tên gọi ban đầu Cơ quan Năng lượng Hạt nhân châu Âu (ENEA), đổi thành tên hiện nay năm 1972 nhằm phản ánh số thành viên rộng lớn hơn bao gồm cả Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản và các quốc gia nằm ngoài EU khác.

Sứ mệnh của NEA là trợ giúp các quốc gia thành viên của mình duy trì và phát triển năng lượng hạt nhân như một nguồn năng lượng an toàn, thân thiện môi trường và kinh tế, thông qua việc hình thành một diễn đàn là nơi các quốc gia thành viên có thể chia sẻ các thông tin và kinh nghiệm và thúc đẩy hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và luật pháp liên quan đến vấn đề sử dụng năng lượng hạt nhân vì các mục đích hòa bình.

Nuclear Energy Agency - NEA

NEA hiện nay có 28 quốc gia thành viên đến từ các khu vực châu Âu, Bắc Hoa Kỳ và Châu Á-Thái bình dương, đại diện cho 85% tổng công suất lắp đặt năng lượng hạt nhân thế giới và bao gồm nhiều quốc gia năng lượng hạt nhân hàng đầu thế giới.

NEA thúc đẩy sự hợp tác giữa các quốc gia thành viên về các lĩnh vực an toàn và điều phối năng lượng hạt nhân, về sự phát triển năng lượng hạt nhân với vai trò góp phần vào tiến bộ kinh tế. Các lĩnh vực hoạt động chính của NEA bao gồm an toàn và các quy định về an toàn hạt nhân, phát triển năng lượng hạt nhân, chống phóng xạ và bảo vệ sức khỏe công chúng, luật pháp và nghĩa vụ pháp lý về hạt nhân, khoa học hạt nhân, duy trì các ngân hàng dữ liệu, các dịch vụ thông tin và truyền thông.

3. Hiệp hội Điều phối Hạt nhân Quốc tế (International Nuclear Regulatory
Association – INRA)

INRA được thành lập tháng 1 năm 1997 và là một hiệp hội bao gồm các quan chức cấp cao nhất của các cơ quan điều phối hạt nhân của các quốc gia: Canada, Pháp, Đức, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Anh và Hoa Kỳ. Mục đích chủ yếu của hiệp hội là tác động và tăng cường an toàn hạt nhân từ góc độ điều phối trong số các quốc gia thành viên và trên phạm vi toàn thế giới.

Trong ngành công nghiệp năng lƣợng hạt nhân thế giới, có hai tổ chức đóng vai trò then chốt, đó là Hiệp hội các nhà vận hành hạt nhân thế giới (World Association of Nuclear Operators – WANO) và Hiệp hội Hạt nhân Thế giới (World Nuclear Association – WNA).

Hiệp hội Điều phối Hạt nhân Quốc tế INRA

4. Hiệp hội các nhà vận hành hạt nhân thế giới (WANO)

WANO liên kết tất cả các công ty và các nước vận hành các nhà máy điện hạt nhân thương mại trên thế giới với mục tiêu duy nhất là hướng tới các tiêu chuẩn cao nhất có thể về an toàn hạt nhân.

WANO đã được thành lập sau sự cố hạt nhân Chernobyl năm 1986 như một tổ chức thông qua đó các nhà vận hành hạt nhân có thể tin cậy chia sẻ và phát triển kinh nghiệm tốt nhất để đạt được mức độ an toàn vận hành và tin cậy cao nhất.

Là một tổ chức phi lợi nhuận với mục tiêu duy nhất là nâng cao mức độ an toàn hạt nhân, WANO là tổ chức độc nhất liên kết mọi công ty vận hành nhà máy điện hạt nhân thương mại. Mọi tổ chức trên thế giới vận hành nhà máy điện hạt nhân thương mại đều là thành viên của WANO.

WANO bao gồm một Ban điều hành cấp cao có trụ sở trung ương tại London và các trung tâm khu vực đặt tại Atlanta, Moscow, Paris và Tokyo, mỗi một trung tâm có một ban điều hành khu vực riêng và tất cả các chính sách và chương trình đều được thực hiện bởi văn phòng của WANO tại London và các trung tâm khu vực.

Để thực hiện sứ mệnh của mình, WANO cung cấp cho các thành viên của mình các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao thông qua bốn chương trình chủ yếu, bao gồm:

  • Peer Reviews (Đánh giá bình duyệt) nhằm giúp các thành viên so sánh hiệu quả vận hành của họ so với các tiêu chuẩn về trình độ xuất sắc thông qua khảo sát sâu và đánh giá khách quan của nhóm chuyên gia bên ngoài;
  • Kinh nghiệm vận hành: giúp các thành viên học hỏi kinh nghiệm của các nhà máy khác và thông báo về những biến cố đã từng xảy ra để có thể phòng tránh;
  • Hỗ trợ và trao đổi kỹ thuật bao gồm các hoạt động hướng dẫn, kinh nghiệm, trao đổi nhà vận hành, các chỉ số hiệu quả và hỗ trợ kỹ thuật;
  • Phát triển chuyên môn và kỹ thuật: mở diễn đàn trao đổi thông tin cho các thành viên WANO nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng, các hoạt động bao gồm hội nghị, hội thảo, hội nghị chyên đề, và các khóa đào tạo.

Năm 1989 ngành công nghiệp hạt nhân đã thành lập WANO nhằm thúc đẩy sự xuất sắc chuyên môn và nền văn hóa an toàn hạt nhân mạnh mẽ tại tất cả các nhà máy điện hạt nhân trên thế giới. Kể từ năm 2001, Hiệp hội Hạt nhân Thế giới (WNA) được thành lập để đảm nhiệm một vai trò bổ sung vô giá bằng cách đại diện và đề cao lợi ích của ngành công nghiệp hạt nhân về các lĩnh vực then chốt nằm ngoài sự chú trọng độc nhất của WANO đến vấn đề an toàn.

5. Hiệp hội Hạt nhân Thế giới (World Nuclear Association – WNA)

WNA thành lập năm 2001, trước đó là Viện nghiên cứu Uranium (thành lập năm 1975), là một tổ chức quốc tế thúc đẩy năng lượng hạt nhân và hỗ trợ nhiều công ty trong ngành năng lượng hạt nhân toàn cầu. Các thành viên của tổ chức này thuộc tất cả các bộ phận trong chu trình nhiên liệu hạt nhân, bao gồm khai thác uranium, chuyển hóa và làm giàu uranium, sản xuất nhiên liệu hạt nhân, chế tạo máy móc thiết bị, vận chuyển và chuyển nhượng nhiên liệu hạt nhân đã sử dụng cũng như chính bản thân sản xuất điện.

Mục tiêu của WNA là phát triển một tổ chức thực sự mang tính toàn cầu để thực hiện vai trò quốc tế hỗ trợ cho ngành công nghiệp hạt nhân hiện thực hóa được tiềm năng tăng trưởng to lớn của mình trong thế kỷ 21.

Sứ mệnh của WNA là: Tạo ra một diễn đàn toàn cầu để chia sẻ tri thức và những hiểu biết sâu về những tiến triển trong ngành công nghiệp hạt nhân; Đẩy mạnh năng lực vận hành của ngành bằng cách xúc tiến các kinh nghiệm tốt nhất ở phạm vi quốc tế; Đại diện cho ngành công nghiệp hạt nhân tại các diễn đàn quốc tế then chốt; Cải tiến chính sách quốc tế và môi trường công nơi có vận hành ngành công nghiệp hạt nhân.

Hiệp hội Hạt nhân Thế giới WNA

Mục đích tổng thể của WNA là thúc đẩy mối tương tác lẫn nhau giữa các nhà lãnh đạo hàng đầu trong ngành nhằm giúp định hình tương lai của năng lượng hạt nhân.

Tính tổng thể, các thành viên của WNA chịu trách nhiệm đến 95% năng lượng hạt nhân thế giới nếu không kể Hoa Kỳ, cũng như đại diện cho phần lớn công đoạn chuyển hóa, làm giàu và sản xuất uranium. WNA nhằm mục đích thực hiện một vai trò kép cho các thành viên của mình, đó là tạo điều kiện cho sự tương tác giữa các thành viên về các vấn đề kỹ thuật, thương mại và chính sách, và thúc đẩy sự hiểu biết rộng rãi hơn trong công chúng về công nghệ hạt nhân.

Thành viên của WNA chủ yếu bao gồm các công ty và hiện tại chịu trách nhiệm gần như về tất cả các hoạt động chuyển hóa, làm giàu và sản xuất uranium của thế giới và chiếm đến 95% lượng điện hạt nhân của thế giới không kể Hoa Kỳ (85% năng lượng hạt nhân thế giới nếu tính cả Hoa Kỳ).

IAEA, NEA, INRA, WANO, WNA – Điều phối quốc tế về hạt nhân

Nội dung trong trang

1. Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế – IAEA

Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế với tên viết tắt IAEA (International Atomic Energy Agency) là tổ chức quốc tế tối cao nhất trong lĩnh vực hạt nhân, có trụ sở đặt tại Vienna, Áo. Cơ quan này được thành lập ngày 29 tháng 7 năm 1957 như một tổ chức “Nguyên tử vì hòa bình” (Atoms for Peace) trong Liên hiệp quốc, với mục đích đẩy mạnh việc sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình và ngăn chặn việc sử dụng năng lượng nguyên tử trong mục đích quân sự.

IAEA giờ đây được coi là một tổ chức liên chính phủ độc lập, hoạt động theo nguyên tắc đồng thuận, chịu sự điều khiển của hai thực thể hoạch định chính sách chính đó là Hội đồng Giám đốc (Board of Governors) với 35 thành viên và Đại hội đồng (General Conference) gồm tất cả các quốc gia thành viên. IAEA hiện nay có 151 thành viên, phần lớn đều là các quốc gia thuộc Liên hiệp quốc.

IAEA là một tổ chức độc lập không chịu sự điều khiển trực tiếp của Liên hiệp quốc, nhưng cơ quan này có trách nhiệm báo cáo lên Đại hội đồng và Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc. Cơ cấu và chức năng của cơ quan này được quy định bởi điều lệ và tuyên bố sáng lập tổ chức.

Ba lĩnh vực hoạt động chính của IAEA bao gồm: An toàn và an ninh, khoa học và công nghệ, và gìn giữ an toàn và thẩm tra. IAEA là một diễn đàn liên chính phủ về hợp tác khoa học và kỹ thuật trong sử dụng công nghệ hạt nhân và năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình.

Các chương trình của IAEA khuyến khích phát triển các ứng dụng hòa bình của công nghệ hạt nhân, tạo ra các biện pháp gìn giữ quốc tế chống lại việc sử dụng sai mục đích đối với công nghệ và vật liệu hạt nhân, và thúc đẩy an toàn hạt nhân (bao gồm cả chống phóng xạ) và thành lập các tiêu chuẩn về an toàn hạt nhân và giám sát thực hiện chúng.

IAEA

Tuyên bố sứ mệnh của IAEA:

  • Là tổ chức liên chính phủ độc lập dựa vào khoa học và công nghệ, nằm trong hệ thống Liên hiệp quốc, phục vụ tiêu điểm toàn cầu về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hạt nhân;
  • Giúp đỡ các quốc gia thành viên, trong bối cảnh các mục tiêu kinh tế xã hội, về lập kế hoạch hóa và sử dụng khoa học và công nghệ hạt nhân cho các mục đích hòa bình khác nhau, trong đó có sản xuất điện và tạo điều kiện thúc đẩy chuyển giao công nghệ và tri thức theo phương thức bền vững đối với các quốc gia thành viên đang phát triển;
  • Phát triển các tiêu chuẩn an toàn hạt nhân và dựa trên các tiêu chuẩn đó thúc đẩy việc đạt được và duy trì mức độ an toàn cao trong các ứng dụng năng lượng hạt nhân, cũng như bảo vệ sức khỏe con người và môi trường chống bức xạ iôn hóa;
  • Thẩm tra thông qua hệ thống thanh tra của mình để đảm bảo rằng các quốc gia tuân thủ theo đúng các cam kết của mình, tuân theo Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân và các hiệp ước phi phổ biến khác, chỉ sử dụng các vật liệu và phương tiện hạt nhân cho các mục đích hòa bình.

Chức năng:

  • Khuyến khích và trợ giúp nghiên cứu, phát triển và ứng dụng thực tiễn và sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình trên phạm vi toàn thế giới; và đóng vai trò trung gian đối với các mục đích đảm bảo tiến hành các dịch vụ cung cấp nguyên liệu, thiết bị hay phương tiện bởi một quốc gia thành viên cho quốc gia khác và thực hiện bất cứ hoạt động hay dịch vụ hữu ích nào đối với nghiên cứu, phát triển hay áp dụng thực tiễn năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình;
  • Chuẩn bị đầy đủ dự phòng, theo đúng điều lệ, về nguyên vật liệu, dịch vụ, thiết bị và phương tiện để đáp ứng các yêu cầu nghiên cứu, phát triển và áp dụng thực tiễn năng lượng nguyên tử vì các mục đích hòa bình, bao gồm cả sản xuất điện, với sự cân nhắc thích đáng đối với nhu cầu của các vùng kèm phát triển của thế giới;
  • Thúc đẩy trao đổi thông tin khoa học và kỹ thuật về sử dụng hòa bình năng lượng hạt nhân; khuyến khích trao đổi đào tạo các nhà khoa học và chuyên gia trong lĩnh vực sử dụng hòa bình năng lượng nguyên tử;
  • Thiếp lập và thực hiện các biện pháp bảo vệ được thiết kế để đảm bảo rằng các vật liệu phân hạch có thể phân hạch, các dịch vụ, thiết bị, phương tiện và thông tin cung cấp bởi cơ quan hay theo yêu cầu, do cơ quan giám sát hay kiểm soát không được sử dụng làm phương thức để xúc tiến bất cứ một mục đích quân sự nào; áp dụng các biện pháp bảo vệ, theo yêu cầu của các bên, đối với các thỏa thuận song phương hay đa phương, hay theo yêu cầu của quốc gia đối với bất cứ hoạt động nào của một quốc gia trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử;
  • Thành lập hoặc thông qua, có tham khảo và hợp tác với các cơ quan có thẩm quyền của Liên hiệp quốc và với các cơ quan chuyên môn liên quan để xây dựng các tiêu chuẩn về an toàn bảo vệ sức khỏe và giảm thiểu tối đa các nguy cơ đối với đời sống và tài sản (kể cả các tiêu chuẩn về điều kiện lao động) và tạo điều kiện áp dụng các tiêu chuẩn đó;

Ở tầm quốc tế, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế hợp tác với các nước thành viên và các đối tác trên toàn thế giới để thúc đẩy các công nghệ hạt nhân an toàn, tin cậy và hòa bình. IAEA cung cấp một hệ thống các tiêu chuẩn an toàn hạt nhân, bao gồm các nguyên tắc bảo vệ và an toàn cơ bản, các yêu cầu và hướng dẫn đảm bảo an toàn vận hành nhà máy điện hạt nhân.

Các tiêu chuẩn an toàn của IAEA phản ánh một sự đồng thuận quốc tế về việc gìn giữ một mức độ an toàn cao để bảo vệ con người và môi trường tránh khỏi những tác động có hại của bức xạ iôn hóa. Các tiêu chuẩn an toàn của IAEA áp dụng đối với toàn bộ vòng đời của các phương tiện và các hoạt động được sử dụng cho các mục đích hòa bình và cho các hành động bảo vệ nhằm làm giảm những nguy cơ phóng xạ tồn tại.

Các tiêu chuẩn an toàn của IAEA bao gồm ba hạng mục:

Các quy tắc cơ bản: Cho thấy mục tiêu và các nguyên tắc cơ bản về bảo vệ và an toàn được coi là cơ sở cho các yêu cầu về an toàn. Các yêu cầu về an toàn là một bộ các yêu cầu cần đáp ứng để đảm bảo cho sự bảo vệ con người và môi trường, cả hiện tại và trong tương lai.

Các hướng dẫn về an toàn cung cấp các hướng dẫn và khuyến cáo về việc làm thế nào để tuân thủ theo các yêu cầu về an toàn, chỉ ra một sự nhất trí quốc tế cao rằng điều cần thiết là phải có các biện pháp đã được khuyến nghị (hoặc các biện pháp thay thế tương đương). Các hướng dẫn an toàn đưa ra những kinh nghiệm quốc tế và nó phản ánh những kinh nghiệm tốt nhất trong vận hành năng lượng nguyên tử, giúp người sử dụng đạt được mức độ an toàn cao nhất.

Kể từ sau khi xảy ra thảm họa hạt nhân Chernobyl năm 1986, sự chú trọng của thế giới đến an toàn hạt nhân đặc biệt gia tăng, các quốc gia có năng lượng hạt nhân đều nhất trí rằng việc thiết kế và áp dụng các quy định về an toàn và an ninh hạt nhân là điều kiện thiết yếu đối với việc sử dụng an toàn năng lượng hạt nhân và các công nghệ liên quan, cả ở hiện tại và trong tương lai, và đây là điều kiện tiên quyết đầu tiên để đạt được an ninh năng lượng hạt nhân toàn cầu và sự phát triển bền vững toàn cầu.

2. Cơ quan Năng lượng Hạt nhân (Nuclear Energy Agency – NEA)

NEA là cơ quan đa quốc gia liên chính phủ, trực thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD). Cơ quan này, được thành lập năm 1958 với tên gọi ban đầu Cơ quan Năng lượng Hạt nhân châu Âu (ENEA), đổi thành tên hiện nay năm 1972 nhằm phản ánh số thành viên rộng lớn hơn bao gồm cả Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản và các quốc gia nằm ngoài EU khác.

Sứ mệnh của NEA là trợ giúp các quốc gia thành viên của mình duy trì và phát triển năng lượng hạt nhân như một nguồn năng lượng an toàn, thân thiện môi trường và kinh tế, thông qua việc hình thành một diễn đàn là nơi các quốc gia thành viên có thể chia sẻ các thông tin và kinh nghiệm và thúc đẩy hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và luật pháp liên quan đến vấn đề sử dụng năng lượng hạt nhân vì các mục đích hòa bình.

Nuclear Energy Agency - NEA

NEA hiện nay có 28 quốc gia thành viên đến từ các khu vực châu Âu, Bắc Hoa Kỳ và Châu Á-Thái bình dương, đại diện cho 85% tổng công suất lắp đặt năng lượng hạt nhân thế giới và bao gồm nhiều quốc gia năng lượng hạt nhân hàng đầu thế giới.

NEA thúc đẩy sự hợp tác giữa các quốc gia thành viên về các lĩnh vực an toàn và điều phối năng lượng hạt nhân, về sự phát triển năng lượng hạt nhân với vai trò góp phần vào tiến bộ kinh tế. Các lĩnh vực hoạt động chính của NEA bao gồm an toàn và các quy định về an toàn hạt nhân, phát triển năng lượng hạt nhân, chống phóng xạ và bảo vệ sức khỏe công chúng, luật pháp và nghĩa vụ pháp lý về hạt nhân, khoa học hạt nhân, duy trì các ngân hàng dữ liệu, các dịch vụ thông tin và truyền thông.

3. Hiệp hội Điều phối Hạt nhân Quốc tế (International Nuclear Regulatory
Association – INRA)

INRA được thành lập tháng 1 năm 1997 và là một hiệp hội bao gồm các quan chức cấp cao nhất của các cơ quan điều phối hạt nhân của các quốc gia: Canada, Pháp, Đức, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Anh và Hoa Kỳ. Mục đích chủ yếu của hiệp hội là tác động và tăng cường an toàn hạt nhân từ góc độ điều phối trong số các quốc gia thành viên và trên phạm vi toàn thế giới.

Trong ngành công nghiệp năng lƣợng hạt nhân thế giới, có hai tổ chức đóng vai trò then chốt, đó là Hiệp hội các nhà vận hành hạt nhân thế giới (World Association of Nuclear Operators – WANO) và Hiệp hội Hạt nhân Thế giới (World Nuclear Association – WNA).

Hiệp hội Điều phối Hạt nhân Quốc tế INRA

4. Hiệp hội các nhà vận hành hạt nhân thế giới (WANO)

WANO liên kết tất cả các công ty và các nước vận hành các nhà máy điện hạt nhân thương mại trên thế giới với mục tiêu duy nhất là hướng tới các tiêu chuẩn cao nhất có thể về an toàn hạt nhân.

WANO đã được thành lập sau sự cố hạt nhân Chernobyl năm 1986 như một tổ chức thông qua đó các nhà vận hành hạt nhân có thể tin cậy chia sẻ và phát triển kinh nghiệm tốt nhất để đạt được mức độ an toàn vận hành và tin cậy cao nhất.

Là một tổ chức phi lợi nhuận với mục tiêu duy nhất là nâng cao mức độ an toàn hạt nhân, WANO là tổ chức độc nhất liên kết mọi công ty vận hành nhà máy điện hạt nhân thương mại. Mọi tổ chức trên thế giới vận hành nhà máy điện hạt nhân thương mại đều là thành viên của WANO.

WANO bao gồm một Ban điều hành cấp cao có trụ sở trung ương tại London và các trung tâm khu vực đặt tại Atlanta, Moscow, Paris và Tokyo, mỗi một trung tâm có một ban điều hành khu vực riêng và tất cả các chính sách và chương trình đều được thực hiện bởi văn phòng của WANO tại London và các trung tâm khu vực.

Để thực hiện sứ mệnh của mình, WANO cung cấp cho các thành viên của mình các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao thông qua bốn chương trình chủ yếu, bao gồm:

  • Peer Reviews (Đánh giá bình duyệt) nhằm giúp các thành viên so sánh hiệu quả vận hành của họ so với các tiêu chuẩn về trình độ xuất sắc thông qua khảo sát sâu và đánh giá khách quan của nhóm chuyên gia bên ngoài;
  • Kinh nghiệm vận hành: giúp các thành viên học hỏi kinh nghiệm của các nhà máy khác và thông báo về những biến cố đã từng xảy ra để có thể phòng tránh;
  • Hỗ trợ và trao đổi kỹ thuật bao gồm các hoạt động hướng dẫn, kinh nghiệm, trao đổi nhà vận hành, các chỉ số hiệu quả và hỗ trợ kỹ thuật;
  • Phát triển chuyên môn và kỹ thuật: mở diễn đàn trao đổi thông tin cho các thành viên WANO nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng, các hoạt động bao gồm hội nghị, hội thảo, hội nghị chyên đề, và các khóa đào tạo.

Năm 1989 ngành công nghiệp hạt nhân đã thành lập WANO nhằm thúc đẩy sự xuất sắc chuyên môn và nền văn hóa an toàn hạt nhân mạnh mẽ tại tất cả các nhà máy điện hạt nhân trên thế giới. Kể từ năm 2001, Hiệp hội Hạt nhân Thế giới (WNA) được thành lập để đảm nhiệm một vai trò bổ sung vô giá bằng cách đại diện và đề cao lợi ích của ngành công nghiệp hạt nhân về các lĩnh vực then chốt nằm ngoài sự chú trọng độc nhất của WANO đến vấn đề an toàn.

5. Hiệp hội Hạt nhân Thế giới (World Nuclear Association – WNA)

WNA thành lập năm 2001, trước đó là Viện nghiên cứu Uranium (thành lập năm 1975), là một tổ chức quốc tế thúc đẩy năng lượng hạt nhân và hỗ trợ nhiều công ty trong ngành năng lượng hạt nhân toàn cầu. Các thành viên của tổ chức này thuộc tất cả các bộ phận trong chu trình nhiên liệu hạt nhân, bao gồm khai thác uranium, chuyển hóa và làm giàu uranium, sản xuất nhiên liệu hạt nhân, chế tạo máy móc thiết bị, vận chuyển và chuyển nhượng nhiên liệu hạt nhân đã sử dụng cũng như chính bản thân sản xuất điện.

Mục tiêu của WNA là phát triển một tổ chức thực sự mang tính toàn cầu để thực hiện vai trò quốc tế hỗ trợ cho ngành công nghiệp hạt nhân hiện thực hóa được tiềm năng tăng trưởng to lớn của mình trong thế kỷ 21.

Sứ mệnh của WNA là: Tạo ra một diễn đàn toàn cầu để chia sẻ tri thức và những hiểu biết sâu về những tiến triển trong ngành công nghiệp hạt nhân; Đẩy mạnh năng lực vận hành của ngành bằng cách xúc tiến các kinh nghiệm tốt nhất ở phạm vi quốc tế; Đại diện cho ngành công nghiệp hạt nhân tại các diễn đàn quốc tế then chốt; Cải tiến chính sách quốc tế và môi trường công nơi có vận hành ngành công nghiệp hạt nhân.

Hiệp hội Hạt nhân Thế giới WNA

Mục đích tổng thể của WNA là thúc đẩy mối tương tác lẫn nhau giữa các nhà lãnh đạo hàng đầu trong ngành nhằm giúp định hình tương lai của năng lượng hạt nhân.

Tính tổng thể, các thành viên của WNA chịu trách nhiệm đến 95% năng lượng hạt nhân thế giới nếu không kể Hoa Kỳ, cũng như đại diện cho phần lớn công đoạn chuyển hóa, làm giàu và sản xuất uranium. WNA nhằm mục đích thực hiện một vai trò kép cho các thành viên của mình, đó là tạo điều kiện cho sự tương tác giữa các thành viên về các vấn đề kỹ thuật, thương mại và chính sách, và thúc đẩy sự hiểu biết rộng rãi hơn trong công chúng về công nghệ hạt nhân.

Thành viên của WNA chủ yếu bao gồm các công ty và hiện tại chịu trách nhiệm gần như về tất cả các hoạt động chuyển hóa, làm giàu và sản xuất uranium của thế giới và chiếm đến 95% lượng điện hạt nhân của thế giới không kể Hoa Kỳ (85% năng lượng hạt nhân thế giới nếu tính cả Hoa Kỳ).

IAEA, NEA, INRA, WANO, WNA – Điều phối quốc tế về hạt nhân

Tóm tắt nội dung

1. Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế – IAEA

Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế với tên viết tắt IAEA (International Atomic Energy Agency) là tổ chức quốc tế tối cao nhất trong lĩnh vực hạt nhân, có trụ sở đặt tại Vienna, Áo. Cơ quan này được thành lập ngày 29 tháng 7 năm 1957 như một tổ chức “Nguyên tử vì hòa bình” (Atoms for Peace) trong Liên hiệp quốc, với mục đích đẩy mạnh việc sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình và ngăn chặn việc sử dụng năng lượng nguyên tử trong mục đích quân sự.

IAEA giờ đây được coi là một tổ chức liên chính phủ độc lập, hoạt động theo nguyên tắc đồng thuận, chịu sự điều khiển của hai thực thể hoạch định chính sách chính đó là Hội đồng Giám đốc (Board of Governors) với 35 thành viên và Đại hội đồng (General Conference) gồm tất cả các quốc gia thành viên. IAEA hiện nay có 151 thành viên, phần lớn đều là các quốc gia thuộc Liên hiệp quốc.

IAEA là một tổ chức độc lập không chịu sự điều khiển trực tiếp của Liên hiệp quốc, nhưng cơ quan này có trách nhiệm báo cáo lên Đại hội đồng và Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc. Cơ cấu và chức năng của cơ quan này được quy định bởi điều lệ và tuyên bố sáng lập tổ chức.

Ba lĩnh vực hoạt động chính của IAEA bao gồm: An toàn và an ninh, khoa học và công nghệ, và gìn giữ an toàn và thẩm tra. IAEA là một diễn đàn liên chính phủ về hợp tác khoa học và kỹ thuật trong sử dụng công nghệ hạt nhân và năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình.

Các chương trình của IAEA khuyến khích phát triển các ứng dụng hòa bình của công nghệ hạt nhân, tạo ra các biện pháp gìn giữ quốc tế chống lại việc sử dụng sai mục đích đối với công nghệ và vật liệu hạt nhân, và thúc đẩy an toàn hạt nhân (bao gồm cả chống phóng xạ) và thành lập các tiêu chuẩn về an toàn hạt nhân và giám sát thực hiện chúng.

IAEA

Tuyên bố sứ mệnh của IAEA:

  • Là tổ chức liên chính phủ độc lập dựa vào khoa học và công nghệ, nằm trong hệ thống Liên hiệp quốc, phục vụ tiêu điểm toàn cầu về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hạt nhân;
  • Giúp đỡ các quốc gia thành viên, trong bối cảnh các mục tiêu kinh tế xã hội, về lập kế hoạch hóa và sử dụng khoa học và công nghệ hạt nhân cho các mục đích hòa bình khác nhau, trong đó có sản xuất điện và tạo điều kiện thúc đẩy chuyển giao công nghệ và tri thức theo phương thức bền vững đối với các quốc gia thành viên đang phát triển;
  • Phát triển các tiêu chuẩn an toàn hạt nhân và dựa trên các tiêu chuẩn đó thúc đẩy việc đạt được và duy trì mức độ an toàn cao trong các ứng dụng năng lượng hạt nhân, cũng như bảo vệ sức khỏe con người và môi trường chống bức xạ iôn hóa;
  • Thẩm tra thông qua hệ thống thanh tra của mình để đảm bảo rằng các quốc gia tuân thủ theo đúng các cam kết của mình, tuân theo Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân và các hiệp ước phi phổ biến khác, chỉ sử dụng các vật liệu và phương tiện hạt nhân cho các mục đích hòa bình.

Chức năng:

  • Khuyến khích và trợ giúp nghiên cứu, phát triển và ứng dụng thực tiễn và sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình trên phạm vi toàn thế giới; và đóng vai trò trung gian đối với các mục đích đảm bảo tiến hành các dịch vụ cung cấp nguyên liệu, thiết bị hay phương tiện bởi một quốc gia thành viên cho quốc gia khác và thực hiện bất cứ hoạt động hay dịch vụ hữu ích nào đối với nghiên cứu, phát triển hay áp dụng thực tiễn năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình;
  • Chuẩn bị đầy đủ dự phòng, theo đúng điều lệ, về nguyên vật liệu, dịch vụ, thiết bị và phương tiện để đáp ứng các yêu cầu nghiên cứu, phát triển và áp dụng thực tiễn năng lượng nguyên tử vì các mục đích hòa bình, bao gồm cả sản xuất điện, với sự cân nhắc thích đáng đối với nhu cầu của các vùng kèm phát triển của thế giới;
  • Thúc đẩy trao đổi thông tin khoa học và kỹ thuật về sử dụng hòa bình năng lượng hạt nhân; khuyến khích trao đổi đào tạo các nhà khoa học và chuyên gia trong lĩnh vực sử dụng hòa bình năng lượng nguyên tử;
  • Thiếp lập và thực hiện các biện pháp bảo vệ được thiết kế để đảm bảo rằng các vật liệu phân hạch có thể phân hạch, các dịch vụ, thiết bị, phương tiện và thông tin cung cấp bởi cơ quan hay theo yêu cầu, do cơ quan giám sát hay kiểm soát không được sử dụng làm phương thức để xúc tiến bất cứ một mục đích quân sự nào; áp dụng các biện pháp bảo vệ, theo yêu cầu của các bên, đối với các thỏa thuận song phương hay đa phương, hay theo yêu cầu của quốc gia đối với bất cứ hoạt động nào của một quốc gia trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử;
  • Thành lập hoặc thông qua, có tham khảo và hợp tác với các cơ quan có thẩm quyền của Liên hiệp quốc và với các cơ quan chuyên môn liên quan để xây dựng các tiêu chuẩn về an toàn bảo vệ sức khỏe và giảm thiểu tối đa các nguy cơ đối với đời sống và tài sản (kể cả các tiêu chuẩn về điều kiện lao động) và tạo điều kiện áp dụng các tiêu chuẩn đó;

Ở tầm quốc tế, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế hợp tác với các nước thành viên và các đối tác trên toàn thế giới để thúc đẩy các công nghệ hạt nhân an toàn, tin cậy và hòa bình. IAEA cung cấp một hệ thống các tiêu chuẩn an toàn hạt nhân, bao gồm các nguyên tắc bảo vệ và an toàn cơ bản, các yêu cầu và hướng dẫn đảm bảo an toàn vận hành nhà máy điện hạt nhân.

Các tiêu chuẩn an toàn của IAEA phản ánh một sự đồng thuận quốc tế về việc gìn giữ một mức độ an toàn cao để bảo vệ con người và môi trường tránh khỏi những tác động có hại của bức xạ iôn hóa. Các tiêu chuẩn an toàn của IAEA áp dụng đối với toàn bộ vòng đời của các phương tiện và các hoạt động được sử dụng cho các mục đích hòa bình và cho các hành động bảo vệ nhằm làm giảm những nguy cơ phóng xạ tồn tại.

Các tiêu chuẩn an toàn của IAEA bao gồm ba hạng mục:

Các quy tắc cơ bản: Cho thấy mục tiêu và các nguyên tắc cơ bản về bảo vệ và an toàn được coi là cơ sở cho các yêu cầu về an toàn. Các yêu cầu về an toàn là một bộ các yêu cầu cần đáp ứng để đảm bảo cho sự bảo vệ con người và môi trường, cả hiện tại và trong tương lai.

Các hướng dẫn về an toàn cung cấp các hướng dẫn và khuyến cáo về việc làm thế nào để tuân thủ theo các yêu cầu về an toàn, chỉ ra một sự nhất trí quốc tế cao rằng điều cần thiết là phải có các biện pháp đã được khuyến nghị (hoặc các biện pháp thay thế tương đương). Các hướng dẫn an toàn đưa ra những kinh nghiệm quốc tế và nó phản ánh những kinh nghiệm tốt nhất trong vận hành năng lượng nguyên tử, giúp người sử dụng đạt được mức độ an toàn cao nhất.

Kể từ sau khi xảy ra thảm họa hạt nhân Chernobyl năm 1986, sự chú trọng của thế giới đến an toàn hạt nhân đặc biệt gia tăng, các quốc gia có năng lượng hạt nhân đều nhất trí rằng việc thiết kế và áp dụng các quy định về an toàn và an ninh hạt nhân là điều kiện thiết yếu đối với việc sử dụng an toàn năng lượng hạt nhân và các công nghệ liên quan, cả ở hiện tại và trong tương lai, và đây là điều kiện tiên quyết đầu tiên để đạt được an ninh năng lượng hạt nhân toàn cầu và sự phát triển bền vững toàn cầu.

2. Cơ quan Năng lượng Hạt nhân (Nuclear Energy Agency – NEA)

NEA là cơ quan đa quốc gia liên chính phủ, trực thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD). Cơ quan này, được thành lập năm 1958 với tên gọi ban đầu Cơ quan Năng lượng Hạt nhân châu Âu (ENEA), đổi thành tên hiện nay năm 1972 nhằm phản ánh số thành viên rộng lớn hơn bao gồm cả Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản và các quốc gia nằm ngoài EU khác.

Sứ mệnh của NEA là trợ giúp các quốc gia thành viên của mình duy trì và phát triển năng lượng hạt nhân như một nguồn năng lượng an toàn, thân thiện môi trường và kinh tế, thông qua việc hình thành một diễn đàn là nơi các quốc gia thành viên có thể chia sẻ các thông tin và kinh nghiệm và thúc đẩy hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và luật pháp liên quan đến vấn đề sử dụng năng lượng hạt nhân vì các mục đích hòa bình.

Nuclear Energy Agency - NEA

NEA hiện nay có 28 quốc gia thành viên đến từ các khu vực châu Âu, Bắc Hoa Kỳ và Châu Á-Thái bình dương, đại diện cho 85% tổng công suất lắp đặt năng lượng hạt nhân thế giới và bao gồm nhiều quốc gia năng lượng hạt nhân hàng đầu thế giới.

NEA thúc đẩy sự hợp tác giữa các quốc gia thành viên về các lĩnh vực an toàn và điều phối năng lượng hạt nhân, về sự phát triển năng lượng hạt nhân với vai trò góp phần vào tiến bộ kinh tế. Các lĩnh vực hoạt động chính của NEA bao gồm an toàn và các quy định về an toàn hạt nhân, phát triển năng lượng hạt nhân, chống phóng xạ và bảo vệ sức khỏe công chúng, luật pháp và nghĩa vụ pháp lý về hạt nhân, khoa học hạt nhân, duy trì các ngân hàng dữ liệu, các dịch vụ thông tin và truyền thông.

3. Hiệp hội Điều phối Hạt nhân Quốc tế (International Nuclear Regulatory
Association – INRA)

INRA được thành lập tháng 1 năm 1997 và là một hiệp hội bao gồm các quan chức cấp cao nhất của các cơ quan điều phối hạt nhân của các quốc gia: Canada, Pháp, Đức, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Anh và Hoa Kỳ. Mục đích chủ yếu của hiệp hội là tác động và tăng cường an toàn hạt nhân từ góc độ điều phối trong số các quốc gia thành viên và trên phạm vi toàn thế giới.

Trong ngành công nghiệp năng lƣợng hạt nhân thế giới, có hai tổ chức đóng vai trò then chốt, đó là Hiệp hội các nhà vận hành hạt nhân thế giới (World Association of Nuclear Operators – WANO) và Hiệp hội Hạt nhân Thế giới (World Nuclear Association – WNA).

Hiệp hội Điều phối Hạt nhân Quốc tế INRA

4. Hiệp hội các nhà vận hành hạt nhân thế giới (WANO)

WANO liên kết tất cả các công ty và các nước vận hành các nhà máy điện hạt nhân thương mại trên thế giới với mục tiêu duy nhất là hướng tới các tiêu chuẩn cao nhất có thể về an toàn hạt nhân.

WANO đã được thành lập sau sự cố hạt nhân Chernobyl năm 1986 như một tổ chức thông qua đó các nhà vận hành hạt nhân có thể tin cậy chia sẻ và phát triển kinh nghiệm tốt nhất để đạt được mức độ an toàn vận hành và tin cậy cao nhất.

Là một tổ chức phi lợi nhuận với mục tiêu duy nhất là nâng cao mức độ an toàn hạt nhân, WANO là tổ chức độc nhất liên kết mọi công ty vận hành nhà máy điện hạt nhân thương mại. Mọi tổ chức trên thế giới vận hành nhà máy điện hạt nhân thương mại đều là thành viên của WANO.

WANO bao gồm một Ban điều hành cấp cao có trụ sở trung ương tại London và các trung tâm khu vực đặt tại Atlanta, Moscow, Paris và Tokyo, mỗi một trung tâm có một ban điều hành khu vực riêng và tất cả các chính sách và chương trình đều được thực hiện bởi văn phòng của WANO tại London và các trung tâm khu vực.

Để thực hiện sứ mệnh của mình, WANO cung cấp cho các thành viên của mình các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao thông qua bốn chương trình chủ yếu, bao gồm:

  • Peer Reviews (Đánh giá bình duyệt) nhằm giúp các thành viên so sánh hiệu quả vận hành của họ so với các tiêu chuẩn về trình độ xuất sắc thông qua khảo sát sâu và đánh giá khách quan của nhóm chuyên gia bên ngoài;
  • Kinh nghiệm vận hành: giúp các thành viên học hỏi kinh nghiệm của các nhà máy khác và thông báo về những biến cố đã từng xảy ra để có thể phòng tránh;
  • Hỗ trợ và trao đổi kỹ thuật bao gồm các hoạt động hướng dẫn, kinh nghiệm, trao đổi nhà vận hành, các chỉ số hiệu quả và hỗ trợ kỹ thuật;
  • Phát triển chuyên môn và kỹ thuật: mở diễn đàn trao đổi thông tin cho các thành viên WANO nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng, các hoạt động bao gồm hội nghị, hội thảo, hội nghị chyên đề, và các khóa đào tạo.

Năm 1989 ngành công nghiệp hạt nhân đã thành lập WANO nhằm thúc đẩy sự xuất sắc chuyên môn và nền văn hóa an toàn hạt nhân mạnh mẽ tại tất cả các nhà máy điện hạt nhân trên thế giới. Kể từ năm 2001, Hiệp hội Hạt nhân Thế giới (WNA) được thành lập để đảm nhiệm một vai trò bổ sung vô giá bằng cách đại diện và đề cao lợi ích của ngành công nghiệp hạt nhân về các lĩnh vực then chốt nằm ngoài sự chú trọng độc nhất của WANO đến vấn đề an toàn.

5. Hiệp hội Hạt nhân Thế giới (World Nuclear Association – WNA)

WNA thành lập năm 2001, trước đó là Viện nghiên cứu Uranium (thành lập năm 1975), là một tổ chức quốc tế thúc đẩy năng lượng hạt nhân và hỗ trợ nhiều công ty trong ngành năng lượng hạt nhân toàn cầu. Các thành viên của tổ chức này thuộc tất cả các bộ phận trong chu trình nhiên liệu hạt nhân, bao gồm khai thác uranium, chuyển hóa và làm giàu uranium, sản xuất nhiên liệu hạt nhân, chế tạo máy móc thiết bị, vận chuyển và chuyển nhượng nhiên liệu hạt nhân đã sử dụng cũng như chính bản thân sản xuất điện.

Mục tiêu của WNA là phát triển một tổ chức thực sự mang tính toàn cầu để thực hiện vai trò quốc tế hỗ trợ cho ngành công nghiệp hạt nhân hiện thực hóa được tiềm năng tăng trưởng to lớn của mình trong thế kỷ 21.

Sứ mệnh của WNA là: Tạo ra một diễn đàn toàn cầu để chia sẻ tri thức và những hiểu biết sâu về những tiến triển trong ngành công nghiệp hạt nhân; Đẩy mạnh năng lực vận hành của ngành bằng cách xúc tiến các kinh nghiệm tốt nhất ở phạm vi quốc tế; Đại diện cho ngành công nghiệp hạt nhân tại các diễn đàn quốc tế then chốt; Cải tiến chính sách quốc tế và môi trường công nơi có vận hành ngành công nghiệp hạt nhân.

Hiệp hội Hạt nhân Thế giới WNA

Mục đích tổng thể của WNA là thúc đẩy mối tương tác lẫn nhau giữa các nhà lãnh đạo hàng đầu trong ngành nhằm giúp định hình tương lai của năng lượng hạt nhân.

Tính tổng thể, các thành viên của WNA chịu trách nhiệm đến 95% năng lượng hạt nhân thế giới nếu không kể Hoa Kỳ, cũng như đại diện cho phần lớn công đoạn chuyển hóa, làm giàu và sản xuất uranium. WNA nhằm mục đích thực hiện một vai trò kép cho các thành viên của mình, đó là tạo điều kiện cho sự tương tác giữa các thành viên về các vấn đề kỹ thuật, thương mại và chính sách, và thúc đẩy sự hiểu biết rộng rãi hơn trong công chúng về công nghệ hạt nhân.

Thành viên của WNA chủ yếu bao gồm các công ty và hiện tại chịu trách nhiệm gần như về tất cả các hoạt động chuyển hóa, làm giàu và sản xuất uranium của thế giới và chiếm đến 95% lượng điện hạt nhân của thế giới không kể Hoa Kỳ (85% năng lượng hạt nhân thế giới nếu tính cả Hoa Kỳ).

Bài cùng chủ đề