Kiểm tra lỗi bằng phương pháp chẵn lẻ trong mạng truyền thông

Danh mục bài viết

Bit chẵn lẻ là một phương pháp kiểm tra lỗi đơn giản, được áp dụng rất rộng rãi. Nguyên tắc làm việc được mô tả như sau. Tuỳ theo tổng số các bit 1 trong thông tin nguồn là chẵn hay lẻ mà ta thêm vào một bit thông tin phụ trợ p = 0 hoặc p = 1, gọi là parity bit, hay bit chẵn lẻ. Trong trường hợp này, ta cũng gọi là parity bit một chiều. Phương pháp này rất đơn giản và hiệu quả. Giá trị của bit chẵn lẻ p phụ thuộc vào cách chọn:

・Nếu chọn parity chẵn, thì p bằng 0 khi tổng số bit 1 là chẵn.

・Nếu chọn parity lẻ, thì p bằng 0 khi tổng số bit 1 là lẻ.

Ví dụ dùng parity chẵn:

・Dãy bit nguyên bản: 1001101

・Dãy bit gửi đi: 10011010

Giả sử chỉ một hoặc ba bit trong bức điện gửi đi bị đảo, bên nhận sẽ so sánh và phát hiện được. Nhưng chỉ cần hai bit trong một bức điện bị lỗi, thì bên nhận sẽ không phát hiện được nhờ bit chẵn lẻ. Nói một cách khác, số bit lỗi chắc chắn phát hiện được ở đây là chỉ 1. Vì vậy, khoảng cách Hamming của phương pháp bit chẵn lẻ một chiều luôn là 2. Điều này nói lên khả năng phát hiện lỗi thấp, vì vậy bit chẵn lẻ ít khi được dùng độc lập mà thường phải kết hợp với các phương pháp khác.

Như đã nêu, tỉ giữa chiều dài thông tin nguồn và thông tin bổ trợ ảnh hưởng mạnh tới hiệu quả của phương pháp. Ở đây, thông tin bổ trợ chỉ là 1 bit. Trong thực tế, chiều dài thông tin nguồn thường được chọn là 7 hoặc 8 bit. Một ví dụ tiêu biểu sử dụng bit chẵn lẻ đã được nêu trong giao thức UART.

Kiểm tra lỗi bằng phương pháp chẵn lẻ trong mạng truyền thông

Tóm tắt nội dung

Bit chẵn lẻ là một phương pháp kiểm tra lỗi đơn giản, được áp dụng rất rộng rãi. Nguyên tắc làm việc được mô tả như sau. Tuỳ theo tổng số các bit 1 trong thông tin nguồn là chẵn hay lẻ mà ta thêm vào một bit thông tin phụ trợ p = 0 hoặc p = 1, gọi là parity bit, hay bit chẵn lẻ. Trong trường hợp này, ta cũng gọi là parity bit một chiều. Phương pháp này rất đơn giản và hiệu quả. Giá trị của bit chẵn lẻ p phụ thuộc vào cách chọn:

・Nếu chọn parity chẵn, thì p bằng 0 khi tổng số bit 1 là chẵn.

・Nếu chọn parity lẻ, thì p bằng 0 khi tổng số bit 1 là lẻ.

Ví dụ dùng parity chẵn:

・Dãy bit nguyên bản: 1001101

・Dãy bit gửi đi: 10011010

Giả sử chỉ một hoặc ba bit trong bức điện gửi đi bị đảo, bên nhận sẽ so sánh và phát hiện được. Nhưng chỉ cần hai bit trong một bức điện bị lỗi, thì bên nhận sẽ không phát hiện được nhờ bit chẵn lẻ. Nói một cách khác, số bit lỗi chắc chắn phát hiện được ở đây là chỉ 1. Vì vậy, khoảng cách Hamming của phương pháp bit chẵn lẻ một chiều luôn là 2. Điều này nói lên khả năng phát hiện lỗi thấp, vì vậy bit chẵn lẻ ít khi được dùng độc lập mà thường phải kết hợp với các phương pháp khác.

Như đã nêu, tỉ giữa chiều dài thông tin nguồn và thông tin bổ trợ ảnh hưởng mạnh tới hiệu quả của phương pháp. Ở đây, thông tin bổ trợ chỉ là 1 bit. Trong thực tế, chiều dài thông tin nguồn thường được chọn là 7 hoặc 8 bit. Một ví dụ tiêu biểu sử dụng bit chẵn lẻ đã được nêu trong giao thức UART.

Kiểm tra lỗi bằng phương pháp chẵn lẻ trong mạng truyền thông

Tóm tắt nội dung

Bit chẵn lẻ là một phương pháp kiểm tra lỗi đơn giản, được áp dụng rất rộng rãi. Nguyên tắc làm việc được mô tả như sau. Tuỳ theo tổng số các bit 1 trong thông tin nguồn là chẵn hay lẻ mà ta thêm vào một bit thông tin phụ trợ p = 0 hoặc p = 1, gọi là parity bit, hay bit chẵn lẻ. Trong trường hợp này, ta cũng gọi là parity bit một chiều. Phương pháp này rất đơn giản và hiệu quả. Giá trị của bit chẵn lẻ p phụ thuộc vào cách chọn:

・Nếu chọn parity chẵn, thì p bằng 0 khi tổng số bit 1 là chẵn.

・Nếu chọn parity lẻ, thì p bằng 0 khi tổng số bit 1 là lẻ.

Ví dụ dùng parity chẵn:

・Dãy bit nguyên bản: 1001101

・Dãy bit gửi đi: 10011010

Giả sử chỉ một hoặc ba bit trong bức điện gửi đi bị đảo, bên nhận sẽ so sánh và phát hiện được. Nhưng chỉ cần hai bit trong một bức điện bị lỗi, thì bên nhận sẽ không phát hiện được nhờ bit chẵn lẻ. Nói một cách khác, số bit lỗi chắc chắn phát hiện được ở đây là chỉ 1. Vì vậy, khoảng cách Hamming của phương pháp bit chẵn lẻ một chiều luôn là 2. Điều này nói lên khả năng phát hiện lỗi thấp, vì vậy bit chẵn lẻ ít khi được dùng độc lập mà thường phải kết hợp với các phương pháp khác.

Như đã nêu, tỉ giữa chiều dài thông tin nguồn và thông tin bổ trợ ảnh hưởng mạnh tới hiệu quả của phương pháp. Ở đây, thông tin bổ trợ chỉ là 1 bit. Trong thực tế, chiều dài thông tin nguồn thường được chọn là 7 hoặc 8 bit. Một ví dụ tiêu biểu sử dụng bit chẵn lẻ đã được nêu trong giao thức UART.

Bài cùng chủ đề