Trang chủ » Kiến thức » Xu thế công nghệ trong ngành điện ở hiện tại và tương lai
Xu thế công nghệ trong ngành điện ở hiện tại và tương lai
Tóm tắt nội dung
Trong thời kỳ bùng nổ công nghệ hiện nay, thì gần như tất cả các nghành đều chịu tác động của nó. Và ngành xây dựng và kỹ thuật điện có vẻ như chịu tác động chậm hơn. Nguyên nhân có thể do quy mô của các dự án lớn nên việc áp dụng đại trà các công nghệ vào thi công khá khó khăn và tiến trình diễn ra khá chậm.
Sau đây xin tóm tắt một số xu thế công nghệ trong ngành điện đang và sẽ phát triển trong tương lai, ứng dụng trong xây dựng quản lý tòa nhà,…Đây là các công nghệ mình cho là sẽ có liên quan nhiều tới kỹ sư Điện nhất.
1. Áp dụng công nghệ trong ngành điện công trình
1.1. Ứng dụng công nghệ BIM
BIM là viết tắt của Building Information Modeling, là một tiến trình sử dụng mô hình kỹ thuật số để quản lý thông tin và dữ liệu liên quan đến dự án từ bắt đầu đến kết thúc. BIM sử dụng mô hình thông tin thống nhất và được liên kết với nhau để lưu trữ và khai thác dữ liệu, tự động hóa việc cập nhật khi có thay đổi hay hiệu chỉnh.
Sử dụng BIM sẽ giúp tối ưu hóa trao đổi thông tin giữa các bên tham gia dự án, phối hợp giữa các bộ phận và trực quan hóa quá trình thiết kế, thi công và quản lý công trình. BIM còn giúp đảm bảo chất lượng công trình và có nhiều lợi ích trong quá trình vận hành công trình sau khi hoàn thành.
Chi tiết về BIM thì mình có 1 topic khá chi tiết ở đây: Mô hình thông tin BIM. Các bạn có thể tìm hiểu thêm ở các bài viết trên.
1.2. Tự động hóa trong quá trình thiết kế
Phần mềm tự động hóa các công việc lặp đi lặp lại và hướng dẫn các kiến trúc sư thông qua quá trình thiết kế bằng cách sử dụng mô phỏng và trí tuệ nhân tạo. Việc của các kỹ sư là khai báo các dữ liệu yêu cầu đầu vào, các điều kiện ràng buộc về mô hình, hình dung ý tưởng thiết kế, từ đó phần mềm sẽ tự động tính toán và đưa ra các phương án tối ưu nhất. Sau đó kỹ sư sẽ lựa chọn và quyết định xem liệu mô hình có phù hợp với thực tế hay không. Một số công ty đã và đang phát triển những ứng dụng như thế này ví dụ như Finch 3D.
2. Ứng dụng công nghệ trong ngành điện quản lý vận hành
2.1. ZEB (Zero-energy Building) – Zero tòa nhà năng lượng
Các tòa nhà được thiết kế sao cho tối ưu hóa nhất về mặt tiêu thụ năng lượng, có thể tự tạo ra năng lượng để duy trì hoạt động. Một ví dụ gần đây ở Nhật Bản là Công ty Oki Electric Industry ra mắt cơ sở sản xuất thiết bị liên lạc ở phía Bắc Tokyo được chứng nhận là tòa nhà ZEB, tức là tòa nhà tiêu thụ năng lượng thực bằng 0. Các tấm pin mặt trời lắp đặt trên mái giúp nhà máy duy trì hoạt động. Các tính năng tiết kiệm năng lượng giúp đảm bảo không lãng phí điện năng, trong đó có hệ thống tự động điều chỉnh ánh sáng và điều hòa không khí dựa theo tình hình hoạt động của nhà máy.
2.2. EMS- Hệ thống quản lý năng lượng (Energy management system)
Là tập hợp các công cụ bằng máy tính được sử dụng bởi các nhà khai thác cơ sở vật chất điện để giám sát, kiểm soát, và tối ưu hóa hiệu suất của các thiết bị hoặc truyền tải hệ thống . Các công cụ hỗ trợ máy tính khác nhau được thực hiện từ mô-đun điều khiển thời gian ngắn đến lập kế hoạch hoặc cam kết của các đơn vị sản xuất điện trên cơ sở ngày / tuần.
3. Trong việc sử dụng các căn hộ
Căn nhà thông minh hay còn gọi là smart home với trí thông minh nhân tạo AI sẽ thay đổi cách chúng ta vận hành các thiết bị điện trong căn hộ của mình. Xu hướng đó sẽ được phát triển qua các ứng dụng chính như sau:
- IoT (Internet of thing- Kết nối vạn vật): Các thiết bị sẽ kết nối với nhau bằng mạng lưới IoT giúp kiểm soát, điều khiển, giám sát thiết bị tốt hơn.
- Automatic (Tự động hóa): Các thiết bị sẽ tăng tính tự động hóa bằng việc tạo lập các ngữ cảnh thông minh thông qua lập trình giao diện đơn giản mà người dùng có thể tự động thiết lập.
- Machine learning (Máy học): Hệ thống điện thông minh có khả năng tự học để đoán hành vi người dùng để tự điều chỉnh tính tự động qua các ngữ cảnh được lập trình sẵn.
- AI (Trí tuệ nhân tạo): Trí thông minh nhân tạo giúp ra lệnh điều khiển các thiết bị tốt hơn thông qua trợ lý ảo Của google, apple, amazon,….
Trên đây mình đã trình bày về 1 số xu hướng công nghệ sẽ tác động trực tiếp đến ngành kỹ thuật điện trong tương lai. Việc hiểu biết và làm chủ các công nghệ này sẽ giúp các bạn có được công việc tốt và kiếm được mức thu nhập cao khi ra trường làm việc.
Bài cùng chủ đề